KÍCH HOẠT KHẢ NĂNG TỰ CHỮA LÀNH CỦA CƠ THỂ

Từ thời xa xưa, khi chưa có thuốc, con người vẫn luôn phải đối diện với các tác nhân như thương vong hay dịch bệnh… Với khả năng tự phục hồi, cơ thể đã huy động các cơ chế tự chữa lành mà không cần dùng thuốc.

Ví dụ như gãy bị xương, cơ thể sẽ nhanh chóng làm sạch vết thương bằng sự lưu thông của dòng máu, hình thành rào chắn để ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, đưa các tế bào máu đến làm lành vết thương. Tuy nhiên, bạn không hề có ý thức về việc này. Nói cách khác, sự tự chữa lành này là tự động vì cơ thể chúng ta là một hệ thống tự điều chỉnh và có thể tự chữa lành.

Trong từng giây chúng ta sống, các tế bào cơ thể vẫn hoạt động không ngừng để duy trì cân bằng nội môi – đó có thể là làm lành những vết cắt hoặc loại bỏ các độc tố, vi khuẩn khỏi cơ thể.

Nếu cơ thể có khả năng phục hồi kì diệu như vậy, tại sao chúng ta thường xuyên gặp phải các vấn đề sức khỏe? Chính là stress và lối sống hiện đại đã hạn chế khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, khiến nó không thể hoạt động một cách hiệu quả.

Stress đã hạn chế quá trình tự chữa lành như thế nào?

Các nhà khoa học cho biết, hệ thống thần kinh của chúng ta có hai hệ thống: hệ thống đáp ứng được điều hòa bởi hệ thần kinh giao cảm, và hệ thống phản ứng được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm.

Các đáp ứng với stress được phát triển để bảo vệ tổ tiên của chúng ta khỏi những nguy hiểm khẩn cấp như khi gặp hổ hay sư tử. Ngày nay, chúng ta không còn phải đối mặt với các loài thú dữ. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng hệ thống đáp ứng với stress của chúng ta được kích hoạt trung bình trên 50 lần một ngày! Tại sao vậy? Hạch hạnh nhân ở não, phần não đáp ứng khẩn cấp, phân tích những thứ như áp lực công việc, lo lắng về tài chính, lo lắng về các mối quan hệ… cũng nguy hiểm như loài hổ.

Nếu tình trạng stress thường xuyên và kéo dài, sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe, như suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ bắp, hoặc đau đầu và đau lưng.

❓ Stress đã hạn chế quá trình tự chữa lành như thế nào?

Làm sao để phát triển cơ chế tự phục hồi?

Thực ra, cơ thể chỉ có thể tự chữa lành khi ở trong trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn. Cách duy nhất để kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể chính là làm thư giãn hệ thần kinh. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng – thay vì sử dụng thuốc – hãy thử những kỹ thuật sau để tăng cường khả năng tự phục hồi của cơ thể:

🌱 Nghe nhạc cổ điển

Ngoài việc cải thiện tâm trạng của chúng ta, âm nhạc còn có rất nhiều công dụng khác. Người Trung Quốc cổ xưa tạo ra âm nhạc để chữa bệnh, còn người hiện đại nay có liệu pháp âm nhạc.

Nghiên cứu cho thấy âm nhạc có thể giúp làm dịu các cơn đau mạn tính, giảm nhịp tim và huyết áp, giảm lo lắng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc rất hiệu quả trong việc tạo ra trạng thái thư giãn hoặc tràn đầy năng lượng cho người nghe, tùy thuộc vào nhịp điệu và cao độ. Nguyên tắc chung là, nếu bạn muốn thư giãn, bạn nên chọn bài hát có nhịp chậm, cao độ thấp và cường độ thấp, ví dụ như dòng nhạc New Age hoặc nhạc cổ điển.

🌱 Chăm sóc giấc ngủ

Hầu hết các hoạt động chữa lành và hồi phục của cơ thể diễn ra khi chúng ta ngủ. Khi ngủ, năng lượng của cơ thể chỉ được sử dụng ở mức tối thiểu để duy trì chức năng của hệ thần kinh tự động, ví dụ như nhịp tim. Vì thế, toàn bộ năng lượng sẽ được dùng vào việc hồi phục cơ tim và mạch máu, duy trì cân bằng hormone và loại bỏ độc tố khỏi khỏi cơ thể.

Mặc dù thời gian ngủ cần thiết dao động theo từng người, các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ 8 tiếng một ngày. Theo một nghiên cứu năm 2008 của UCLA, chỉ cần một đêm có sự gián đoạn giấc ngủ cũng có thể gây ra quá trình viêm tế bào – kèm theo các vấn đề tim mạch, viêm khớp, và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

🌱 Ăn thực phẩm lành mạnh

Bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng tự phục hồi của cơ thể bằng một chế độ ăn lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm quá trình viêm – nguyên nhân chính của những cơn đau nhức hàng ngày như đau lưng, cổ vai gáy.

Chế độ ăn lành mạnh cũng có nghĩa là hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, cũng như các chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu và hương vị. Chế độ ăn tốt nhất cho chúng ta là một chế độ ăn giàu rau quả trái cây tươi, ít hàm lượng chất béo động vật và các loại dầu bão hòa.

🌱 Vận động thường xuyên

Mặc dù cơn đau có thể làm bạn ngại tập thể dục, duy trì việc tập luyện thường xuyên vừa phải là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng chức năng hệ miễn dịch. Tập thể dục có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và cải thiện tâm trạng – những điều này đều giúp bạn giảm đau. Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau khớp, và khôi phục sự cân bằng.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập cường độ thấp, như đi bộ, bơi lội, khí công, thái cực quyền hoặc yoga.

🌱 Thiền định hằng ngày

Các nghiên cứu cho thấy thiền định giúp tăng khả năng chịu đựng cơn đau, làm giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu.

lợi ích của việc thiền định

Để thực hành thiền, hãy dành một khoảng thời gian mỗi ngày để thư giãn – có thể chỉ cần 10 phút thôi. Một nghiên cứu gần đây về mức độ nhận thức cơn đau cho thấy: việc thực hành thiền định mỗi ngày có thể có tác động tích cực và lâu dài đến các cơn đau nhức.

Khi dành thời gian để thực hành những kỹ thuật này, bạn sẽ giảm căng thẳng, hỗ trợ cơ thể và tâm trí của bạn cũng như nâng cao quá trình tự phục hồi.

🛑 Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng thuốc vì điều này sẽ khiến cơ thể bị phụ thuộc. Giống như một chiếc máy lâu ngày không được sử dụng sẽ han rỉ, khả năng tự phục hồi của cơ thể sẽ bị giảm sút. Nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, bạn có thể tham khảo các khoa học chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc.

❓ Bạn đã có đủ động lực để hành động chưa? Bạn sẽ làm gì để khôi phục và phát triển khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể?

#thienxonghoi #tuchualanh #thaidoc #thien

===========================================

THIỀN XÔNG HƠI THIÊN TẠO – PHỤNG SỰ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

☎ 0908.085.488 - 0977.650.062

Office: 66/59 Đồng Khởi, Kp.4, p. Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai

Zalo: 0908.085.488

Web: thienxonghoi.vn

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang