BỨC HÌNH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI BẰNG MEN MÀU
- Người viết: Thiền xông hơi Thiên Tạo lúc
- Tin tức
Bức hình đức phật được sản xuất bằng công nghệ cảm quang nung trên 1000 độ bởi công ty ảnh men màu Thiên Tạo, đảm bảo không bay màu, bất chấp mọi thời tiết hay côn trùng.
Kích thước to - nhỏ, vuông hoặc tròn tuỳ theo không gian đặt bức hình Phật. Một số kích thước thông dụng như 20x25cm, 20x30cm, 25x35cm, 30x40cm...
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về:
SỰ TÍCH CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
1. Thân thế
Đức Phật Thích ca tên là Tất đạt đa. Họ của ngài là Thích ca. Ngài là con vua Tịnh Phạn nước Ca tỳ la vệ (Kapilavastu), mẹ Ngài là Hoàng hậu Ma da. Nước Ca tỳ la vệ tức là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba la nại (Bénares) ngày nay.
2. Ngày và nơi sinh của đức Phật
Thái tử sinh lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày 15/ 2 Ấn Độ, tức là ngày mồng tám tháng tư lịch Tàu. Ngài sinh vào khoảng 563 năm trước Tây lịch. Theo tục lệẤn Độ đàn bà có chồng lúc sinh nở phải trở về nhà cha mẹ. Bà Hoàng hậu Ma da trở về ngang qua vườn Lâm tỳ ni của vua Thiện Giác thì sinh Ngài dưới cây vô ưu. Khi mới sinh, Ngài đứng trên hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, miệng nói: "Trên trời dưới trời chỉ một mình ta là tôn quí".
3. Tướng mạo và tài năng của đức Phật
Thái tử sinh ra có nhiều điềm lạ: Quả đất rung động, vừa sinh ra Ngài đã đi bảy bước. Mọi người đều hân hoan đón mừng. Thái tử sinh ra đã có 32 tướng tốt báo trước Ngài sinh ra vừa được bảy ngày thì mẹ Ngài từ trần. Bà dì Ngài là bà Ma ha Ba xà ba đề nuôi nấng chăm sóc Ngài. Ngài rất thông minh, các vị giáo sư danh tiếng dạy Ngài đều phải bái phục.
4. Đời sống của thái tử
Thái tử sống trong cảnh cực kỳ sung sướng và được sự nuông chiều hết sức của vua cha. Xung quanh Ngài luôn luôn có vũ nữ ngày đêm đờn ca xướng hát để làm vui lòng Ngài. Tuy nhiên, Thái tử vẫn trầm tư mặc tưởng. Trên mặt luôn luôn lộ nét buồn kín đáo. Đôi khi Ngài nói với vua cha xin đi xuất gia để tìm phương cứu mình, cứu đời. Đoán biết ý con, vua Tịnh Phạn sinh sợ và tìm đủ mọi cách tăng thêm dục lạc, mong làm khuây được chí nguyện xuất gia của Ngài.
5. Chí nguyện xuất gia của thái tử
Sau nhiều lần mục kích những thảm trạng già, đau, bệnh, chết và sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn lấn dại v.v… khi du ngoạn qua bốn cửa thành, thái tử Tất-đạt-đa cảm nhận được những nỗi thống khổ của con người. Lòng thương chúng sanh bồng bột nổi dậy, Thái tử không còn vui được nữa.
Với một ý chí cương quyết tìm chân lý, nên trong một đêm kia sau buổi yến tiệc linh đình, Ngài đã cưỡi ngựa Kiền Trắc vượt thành xuất gia với tên hầu cận trung thành Xa nặc; giữa lúc mọi người đang chìm trong bóng tối và mê man theo giấc ngủ. Ngài ra đi lúc 19 tuổi, ngày mồng tám tháng hai vào lúc giữa đêm.
6. Tìm chân lý và tu đạo
Đi sâu vào rừng đến bờ sông Anoma, Ngài cắt tóc và thay đổi y phục, trao lại bảo Xa-nặc đem về dâng Phụ hoàng và tỏ rõ sự tình. Từ đây, Thái tử đã trở thành một đạo sĩ và dấn thân trên đường tìm đạo. Ngài đi đến thành Vương xá (RajagrÌha) xứ Ma-kiệt-đà, tìm đến các vịĐạo sĩ Bà-la-môn để tham khảo phương pháp tu hành. Sau một thời gian tu luyện, Ngài không thỏa mãn vì cho rằng chưa được rốt ráo. Ngài liền vào rừng Ưu-lâu-tần-loa, xứ Phật-đà-già-da (Bouddhagaya) tu hạnh ép xác, một ngày chỉăn một hạt mè, hạt gạo và suy nghĩ trong sáu năm, song vẫn thấy vô hiệu. Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh ấy không phải là lối tu giải thoát. Và sau khi nhận bát sữa của nàng Tu-xà-đề dâng cúng, thân thể bình phục, tâm hồn sảng khoái, Ngài đến dưới gốc cây bồ đề ngồi trên thảm tọa và phát nguyện: "Nếu không tìm ra chân lý thì thà chết ta không rời thảm tọa này". Trải một thời gian thiền quán, Ngài đã chiến thắng được tất cả những tật xấu xa của thân thể và nội tâm. Ngài lại uốn dẹp được mọi sự phá rối của ma vương bên ngoài.
Đầu đêm, Ngài chứng được Túc mạng minh, thấy rõ ràng những đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Nửa đêm, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, thấy được cả vũ trụ bao la. Cuối đêm vào lúc sao mai mọc, Ngài chứng được Lậu tận minh, nhận chân nguồn gốc sanh tử luân hồi là sự mê mờ gọi là vô minh, và hoàn toàn giác ngộ.
Ngài đã thành đạo vào lúc sao mai mọc, ngày 8 tháng Chạp. Sau khi thành đạo, Ngài đã than: "Than ôi! Chúng sanh vốn đầy đức tướng trí huệ Như lai, nhưng chỉ vì vô minh che lấp nên phải sanh tử luân hồi đấy thôi!".
7. Thuyết pháp độ sinh
Sau đó, Ngài liền đến vườn Lộc uyển nói pháp Tứ đế độ cho năm ông Tỳ-kheo Kiều trần như, Ac bệ, Thập lục ca diếp, Ma ha nam Câu ly và Bạc đề. Từ đó đạo Ngài truyền khắp xứ Trung Ấn Độ và lan mãi khắp hoàn cầu.
8. Nhập diệt
Trải qua 49 năm trên đường giáo hóa, Ngài đã tận lực gieo rắc ánh đạo vàng khắp đó đây, hóa độ chúng sanh. Vô số người đã được mang ơn pháp nhũ của Ngài mà trở về với chánh đạo. Nhơn duyên đã mãn, những người nên độ đều đã độ xong. Ngài nhập niết-bàn tại rừng Sa-la song thọ, để lại những nỗi thương tiếc tràn ngập cả lòng người. Ngài nhập diệt lúc 81 tuổi, nửa đêm ngày 15 tháng 2 âm lịch.
Vài ý nghĩa cần nhận thức trong lịch sử
1. Vì lòng từ bi, Ngài ra đời cốt để vạch cho chúng sinh một con đường cao quý và ý nghĩa hơn so với kiếp sống mong manh hiện tại.
2. Tuy sống trang đài danh vọng, Ngài vẫn cảm thấy những nỗi vô vị của vật chất. Và Ngài đã nói rằng: "Hạnh phúc không phải chỉ tìm trong khoái lạc của vật chất".
3. Những cuộc du ngoạn và nhiều lần mục kích những thảm cảnh của con người, Ngài đã cho ta thấy rằng: "Nếu ta duy trì mãi tình trạng mạnh hiếp yếu, khôn lấn dại, và thiếu một lòng thương thành thật thì đời là một bể khổ đầy dẫy những bất công, tội lỗi…".
4. Ánh sáng có thể trở lại với những tâm hồn vị tha rộng rãi, biết hy sinh dục vọng riêng tư. Và chỉ có chân lý Ngài đã tìm ra, sau bao cuộc thử thách chiến đấu với ma chướng, mới là phương pháp cứu khổ độ lạc.
5. Sự hy sinh liên tiếp trong vô số kiếp của Ngài, đã làm cho Ngài trở nên một đức Phật đầy đủ phước đức và trí huệ. Muốn cảm thông và được sức gia hộ của Ngài, chúng ta phải thường niệm đến danh hiệu của Ngài và làm theo lời Ngài dạy.
=